Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Nguyên tiêu Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Tên tuổi: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước
- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1942 - 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
- Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.
- Tác phẩm chính:
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
+ Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc.
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Bài thơ Rằm tháng giêng được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Niềm vui thắng trận tràn ngập cả tiền tuyến và hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ ra đời như một bó hoa xuân đầy hương sắc, mừng chiến thắng của quân dân ta.
b. Thể loại
- Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
c. Đề tài
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng nơi Việt Bắc
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác.
d. Bố cục
- Theo hình thức: Khai- Thừa- Chuyển- Hợp
- Theo bố cục:
+ 2 câu đầu: Cảnh đẹp trong đêm Nguyên tiêu
+ 2 câu sau: Tâm hồn và phong thái của Bác
a. Tóm tắt văn bản
Bài thơ Rằm tháng giêng đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, vừa thơ mộng vừa trữ tình. Cả bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn, thoáng đãng. Nổi bật giữa bức tranh ấy là hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng mang một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, luôn nhớ về trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc, với đất nước, với nhân dân.
b. Tìm hiểu văn bản
* Cảnh đẹp trong đêm nguyên tiêu:
“ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”
Bản dịch: “Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.”
- Thời gian: đêm nay, rằm tháng giêng.
- Hình ảnh vầng trăng:
+ Đây là nguồn cảm hứng vô tận của văn học:
“- Tuần trăng khuyết, dĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.”
( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Hay Bác đã từng viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
( Hồ Chí Minh)
+ Hình ảnh trăng trong bài thơ: “nguyệt chính viên” – trăng đúng lúc vừa tròn nhất -> xuất hiện trên nền trời bao la là hình ảnh vầng trăng tròn trịa đầy đặn.
-> mở ra khung cảnh bầu trời bao la, rộng lớn, trong trẻo.
- Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
+ Ba chữ “ xuân” được sử dụng liên tiếp trong câu thơ
+ Ý nghĩa của từ “ xuân”:
-> Xuân là mùa xuân, là tuổi trẻ nhiệt huyết.
-> Nhấn mạnh sức sống tiềm tàng của mùa xuân, của đất trời.
+ Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau.
+ So sánh bản phiên âm và dịch nghĩa: Bản dịch đã làm mất đi một chữ “xuân”, phần nào giảm đi sức xuân tràn ngập khắp nơi.
=> Đánh giá hai câu thơ đầu:
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân bát ngát, rộng lớn, tràn đầy sức sống.
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác.
- Niềm lạc quan của Bác
* Vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Bác:
“Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
Dịch nghĩa:
“Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.”
- Công việc: bàn việc quân -> là, bàn về công việc kháng chiến cứu nước
-> Đây là một công việc quan trọng, khẩn trương và cấp bách
- Nơi làm việc: Giữa dòng sông mịt mù khói sương -> một không gian lãng mạn, huyền ảo.
=> câu thơ đã mở ra không khí thời đại, không khí bàn việc quân, việc nước rất bí mật, khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp gay go và quyết liệt.
- Hình ảnh con thuyền: Nguyệt mãn thuyền- trăng đầy thuyền.
+ Hình ảnh con thuyền không chỉ là nguồn thi hứng mà nó còn là con thuyền cách mạng, con thuyền kháng chiến, con thuyền của dân tộc.
+ Nguyệt mãn thuyền: đây là một hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Câu thơ đươc hiểu như sau
* Ánh trăng tràn ngập khắp nơi, chiếu sáng vào cảnh vật, chiếu xuống cả con thuyền khiến Bác liên tưởng đến con thuyền trở đầy ánh trăng.
+ Hình ảnh ánh trăng, dòng sông, và con thuyền được sử dụng một cách nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện tâm hồn, phong thái ung dung, thư thái của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên.
* Tình yêu đất nước hòa vào tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.
a. Giá trị nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc tuyệt đẹp.
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác
b. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Hình thơ đẹp đẽ, bay bổng
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo
- Ngôn từ bình dị
- Lời thơ tự nhiên
- Sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.